Khi nghĩ về những chiếc đèn chùm pha lê, ta sẽ hình dung ra những mẫu đèn có kích thước lớn với hàng trăm viên pha lê tinh khiết, được sử dụng trong trang trí nội thất như là một điểm nhấn sang trọng và đẳng cấp. Vậy thì đèn chùm pha lê ngày nay và xưa kia có gì khác nhau về thiết kế, công năng,… Hãy cùng An Dân Light tìm hiểu thêm trong bài viết lần này.
1. Giai đoạn hình thành của đèn chùm pha lê tại Châu Âu
Nói về lịch sử của đèn chùm pha lê đầu tiên đã xuất hiện từ rất lâu vào cuối thế kỷ 16 và được thiết kế bằng tinh thể đá tự nhiên, đòi hỏi nhiều tiền của và công sức để hoàn thiện nên một mẫu đèn pha lê.
Đồng thời, các nhà sản xuất thủy tinh ở Venice đang tiếp tục phát triển ngành công nghiệp sản xuất pha lê từ thế kỷ thứ VIII và giai đoạn của Đế chế La Mã. Vào thế kỷ 13, những người thợ chế tác pha lê đã chuyển đến đảo Murano, với hai mục đích chính là ngăn chặn đám cháy từ lò nung ảnh hưởng tới thành phố và tránh bị tiết lộ kỹ nghệ chế tác pha lê. Và các bạn cũng phần nào nghe qua thương hiệu đèn chùm pha lê nổi tiếng Murano của Ý.
Vào năm 1676, George Ravenscroft, một người Anh, đã sáng chế ra thủy tinh đá lửa hay còn được gọi là pha lê, là một loại vật liệu mới được làm bằng một lượng đáng kể oxit chì giúp dễ cắt và có hình lăng trụ hơn. Điều này đánh dấu sự ra đời của đèn chùm phong cách Anh Quốc, được cố định bởi các miếng kim loại ở trục chính và các cánh tay pha lê kéo dài từ đĩa tỏa ra xung quanh.
2. Giai đoạn phát triển và mở rộng
Từ thế kỷ 17, các mẫu thiết kế của đèn chùm pha lê bắt đầu định hướng theo những phong cách sang trọng, với hình ảnh gắn liền lâu đài Versailles – phong cách Baroque của Pháp hoặc phong cách Louis Quatorze. Phong cách này rất được các hoàng gia châu Âu săn đón và sử dụng trong những cung điện xa hoa, có thể kế đến như vua Charles II của Anh, nữ quân vương Maria Theresa của Áo.
Hai bước phát triển lớn tiếp theo trong ngành công nghiệp đèn chùm pha lê là phản ứng đối với Đạo luật tiêu thụ đặc biệt về pha lê của Vương Quốc Anh. Ireland được miễn thuế, vì vậy nhiều nhà sản xuất pha lê đã chuyển hoạt động của họ đến các địa điểm như Waterford. Còn lại, những nhà sản xuất ở lại Anh thì dùng đến các loại thủy tinh giá rẻ.
Đạo luật tiêu thụ đặc biệt về pha lê kết thúc vào năm 1835, vào khoảng thời gian Cách mạng Công nghiệp đang chuyển đổi hoạt động sản xuất đèn chùm. Cơ giới hóa cho phép sản xuất nhanh hơn và rẻ hơn, và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng đồng nghĩa với việc có nhiều thị trường đèn chùm pha lê ngày càng phát triển. Đặc biệt, máy cắt pha lê của Daniel Swarovski đã giúp việc sản xuất nhanh và giảm nhiều chi phí sản xuất.
3. Giai đoạn hiện đại hóa của đèn chùm pha lê
Khí đốt trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 19, dẫn đến sự phát triển của nhiều mẫu đèn chùm pha lê nến để thắp sáng cho không gian sống. Sau đó là sự ra đời và phát triển của công nghiệp điện, các mẫu đèn chùm pha lê dần sử dụng bóng đèn dạng nến để chiếu sáng. Và hiện nay, đa phần các mẫu đèn chùm pha lê đều sử dụng bóng đèn LED bởi nhiều ưu điểm vượt trội mà nó đem lại như chất lượng ánh sáng tốt, khả năng tiết kiệm điện cao, độ bền và tuổi thọ lên đến 50 000 giờ chiếu sáng.
Về mặt thiết kế thì đèn chùm pha lê hiện đại có nhiều kiểu dáng và thiết kế hướng tới sự tối giản, không có những chi tiết cầu kỳ của đèn chùm cổ điển. Cũng như nhiều mẫu đèn pha lê hiện đại mang tới những thiết kế độc lạ, không theo một khuôn khổ chung xưa kia.
Qua nhiều thế kỷ, đèn chùm đã phát triển và mang đến những mẫu thiết kế mới, lan rộng khắp thế giới và chuyển từ đèn nến sang bóng đèn điện, nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi là một điểm nhấn ánh sáng tinh tế cho mọi không gian.
An Dân Light mong rằng bạn đọc có thêm nhiều thông tin thú vị về đèn chùm pha lê. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu tìm mua các mẫu đèn chùm pha lê cao cấp, hãy liên hệ ngay An Dân Light để được tư vấn sớm nhất.